Tần số cực kỳ thấp
Tần số cực kỳ thấp

Tần số cực kỳ thấp

123456789101112ELFSLFULFVLFLFMFHFVHFUHFSHFEHFTHFA BCDEFGHIJKLMHFVHFUHFLSCXKuKKaQVWTần số cực kỳ thấp (ELF – Extremely low frequency) là thuật ngữ được dùng để chỉ bức xạ điện từ (sóng vô tuyến) có tần số từ 3 đến 300 Hz, và bước sóng tương ứng từ 100.000 đến 1000 km.[1] Trong khoa học khí quyển, có một định nghĩa thay thế khác được đưa ra, trong đó định nghĩa ELF có tần số từ 3 Hz đến 3 kHz.[2][3] Đối với khoa học từ quyển, các dao động điện từ tần số thấp hơn (dao động xảy ra dưới ~3 Hz) được coi như nằm trong dải ULF, do đó cũng được xác định khác nhau trong Băng tần Vô tuyến ITU.Các sóng vô tuyến ELF được tạo ra từ sét và các rối loại tự nhiên trong từ trường của Trái đất, vì vậy chúng là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học khí quyển. Do các khó khăn trong việc chế tạo các máy phát có thể tạo ra sóng dài như vậy, nên tần số ELF được dùng trong vài hệ thống thông tin. Sóng ELF có thể xuyên qua nước biển đến độ sâu vài trăm mét, vì vậy quân đội Mỹ và Nga đã sử dụng các trạm phát ELF để liên lạc với các tàu ngầm đang hoạt động dưới biển. Tần số của dòng điện xoay chiều trong lưới điện là 50 hoặc 60 Hz, nằm trong băng tần này, nên lưới điện là một nguồn bức xạ ELF không chủ ý.

Tần số cực kỳ thấp

Dải tần số 3 tới 300 Hz

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tần số cực kỳ thấp http://www.docguide.com/news/content.nsf/PaperFram... http://www.google.com/patents?vid=2389432 http://www.google.com/patents?vid=3215937 http://www.google.com/patents?vid=4051479 http://www.miklagaard.com/longitudinal-electric-wa... http://spaceweather.com/glossary/inspire.html http://www.solareis.anl.gov/glossacro/dsp_wordpopu... http://smad-ext.grc.nasa.gov/shed/pub/ohpm/ohpm10-... http://lws-trt.gsfc.nasa.gov/trt_liemohn05eos.pdf //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16620992